Cựa sắt của gà chọi sau một thời gian sử dụng sẽ không còn sắc bén nữa. Lúc này, sư kê cần phải mài cựa sắt cho gà chọi. Cách mài cựa sắt không hề khó, sư kê có thể thực hiện tại nhà. Lúc này chủ gà cần mài cựa để lấy lại độ sắc bén cho cựa sắt . Vậy có những loại cựa gà nào? Và cách mài cựa gà chính xác là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Các loại cựa gà đá phổ biến hiện nay
Dù ở dạng nào, cựa sắt cũng luôn luôn có tính sát thương rất cao. Chẳng hạn như trường hợp cựa sắt đâm đến nội tạng của gà đối chiến, dẫn đến cái chết tức khắc là có xảy ra.
Mặc dù vậy, cựa gà sắt vẫn được xuất hiện tại các đấu trường lớn. Các sư kê vẫn thường lựa chọn hai loại cựa phổ biến nhất là cựa dao và cựa tròn cho chiến kê tham chiến.
Hai loại cựa gà đá phổ biến
Cựa tròn hay còn gọi cựa sắt, được mài tỉ mỉ và vô cùng nhọn. khả năng đâm xuyên của loại cựa này là không thể nghi ngờ. Vì vậy, tính sát thương của nó luôn khiến đối thủ phải dè chừng.

Cựa dao cũng được mài gọt sắc bén. Chúng có hình dáng giống như một chiếc dao nhỏ. Tính sát thương của loại cựa này nằm ở khả năng cứa rách của nó. Chỉ một lực cứa nhẹ thôi, đối thủ cũng nhất định bị rách da rách thịt.
Cách mài cựa sắt cho gà chính xác, đúng kĩ thuật
Như đã nói, sau quá trình sử dụng, cựa gà sẽ bị mòn, không còn sắc bén nữa. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả trận đấu. Vì vậy, người nuôi gà cần để ý, sau vài lần sử dụng, nhất định phải mài cựa sắt cho gà.

Cách mài cựa sắt cho gà không quá phức tạp nhưng cần sự tỉ mỉ và chú tâm thì mới có thể mài đúng kĩ thuật. Cách mài cựa gà đúng thì mới có thể làm cho cựa gà sắc bén hơn. Nếu mài sai kĩ thuật thay vì sắc bén, cựa sẽ càng mòn hơn, nên người nuôi cần thực sự để ý thực hiện.
Bước đầu tiên theo cách mài cựa sắt cho gà chuẩn thì chủ nuôi phải chuẩn bị một miếng giấy giáp hoặc đá mài chuyên dụng. Loại giấy giáp này phải là loại mài sắt, được bán phổ biến trong các cửa dàng dụng cụ. Vì vậy nên rất dễ dàng tìm mua loại giấy giáp này.
Đối với cựa tròn, hãy dùng giấy giáp mài vòng quanh mũi nhọn, tránh mài trực tiếp vào đầu mũi. Mài cho đến khi cựa bóng trở lại, đầu mũi chỉ cần nhìn đã thấy sắc bén là được.
Còn đối với cựa dao, giấy giáp sẽ mài theo lưỡi dao một cách tỉ mỉ. Cách mài cựa sắt cho gà này giống như đang mài dao vậy, phải mài theo góc nghiêng chứ không được mài theo góc vuông. Mài đến khi cựa sáng bóng thì được.
Sau khi mài cựa xong, các sư kê nên bôi dầu máy rồi đem bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Đây là cách bảo quản được nhiều người truyền lại, nó giúp cựa giữ được độ sắc bén và độ mới của cựa.
Trên đây là cách mài cựa sắt cho gà và một số loại cựa gà đá phổ biến. Cựa gà cần được duy tu và bảo quản cẩn thận để giữ được độ sắc bén của cựa. Các sư kê có thể tham khảo và thực hiện chúng ngay tại nhà.
Xem thêm: Gà chọi mắt ếch và khả năng đá của gà